Vì sao điện trở đất của hệ thống chống sét phải là <10 Ohm?

Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống thi công chống sét trọn gói nào. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nó đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các kim thu sét, các thiết bị bảo vệ xuống tổ đất tiếp địa công tác và tiêu tán năng lượng các xung này.

Nếu hệ thống tiếp địa không tốt dẫn đến điện trở đất quá cao, việc sét đánh hoặc bị tác động bởi dòng sét lan truyền vào mạng điện, các loại dây dẫn gây hậu quả nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra.

Vậy điện trở đất của hệ thống chống là như thế nào là đạt chuẩn và đảm bảo an toàn?

Phương pháp đóng cọc tiếp địa

Trong thi công hệ thống tiếp địa, các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị điện trở tổng bao gồm loại đất, độ ẩm của đất mùa, kết cấu của hệ thống tiếp địa.

Thông số đặc trung cho loại đất là điện trở suất của đất, giá trị này thay đổi trong một phạm vi rất rộng từ 40Ωm (đất sét) đến 25000Ωm (đá granite). Điện trở suất của đất càng giảm khi độ ẩm càng tăng, và do đó để đạt được giá trị điện trở nối đất nhỏ cần phải giữ độ ẩm của đất tại nơi đặt hệ thống tiếp địa.

Hệ thống tiếp đại có tổng điện trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm là điều rất quan trọng. Chúng giúp cho việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn. Trong thiết kế hệ tiếp địa, tùy từng vùng đất mà bố trí số lượng cọc và kiểu cho phù hợp, đảm bảo điện trở nối đất theo quy định nhỏ hơn 10 Ohm.

Theo tiêu chuẩn chống sét TCN 68:174 – 1998 của tổng cục Bưu điện, tiêu chuẩn chống sét của pháp NFC17-102:1991, tiêu chuẩn chống sét của Úc NZC/AS1768-1991 đều yêu cầu hệ thống chống sét phải có giá trị điện trở nối đất Rnđ < 10 Ω.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0919 226 994 – 0968 914 086 – 0968 724 639

Website: namquocthinh.com

Email: namquocthinh@gmail.com

Write a comment