Một hệ thống tiếp địa thông thường bao gồm các cọc tiếp địa được chôn chìm trong lòng đất. Các cọc này có thể dùng thép hình V hoặc thép tròn làm bằng thép mạ kẽm hay mạ đồng để chế tạo, chiều dài thông thường từ 1,2 – 1,5 m.
Trong hệ thống tiếp địa, các cọc được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống lưới tiếp địa có điện trở phù hợp với yêu cầu chống sét của công trình.
Trong nhiều trường hợp, điện trở của lưới tiếp địa quá cao cho dù đã gia tăng thêm số cọc đóng vào lòng đất. Để có thể đạt điện trở đất như mong muốn, trong kỹ thuật chống sét sử dụng các loại hoá chất làm giảm điện trở đất. loại hóa chất này còn được biết đến với tên gọi GEM.
Ngoài ra, để giảm điện trở cho hệ thống tiếp địa và đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống, ngày nay các mối liên kết giữa dây thoát sét với cọc tiếp địa được liên kết với nhau bằng phương pháp hàn hoá nhiệt thay vì dùng kẹp nối hay hàn hơi như trước kia.
Hoá chất giảm điện trở đất (GEM) là hoá chất gồm hai thành phần khi trộn lẫn với nhau trong nước khi đổ lên vùng chôn các điện cực sẽ tạo nên một lớp keo hồ đồng nhất. Chính vì thế nó không bị rửa trôi giống như muối tro và tồn tại trong đất nhiều năm. Hợp chất này tỏ ra đặc biệt thích hợp ở những vùng đất trung du, đồi núi của Việt Nam.

Mối hàn hoá nhiệt là công nghệ tiên tiến, dựa vào phản ứng nhiệt nhôm có nhiệt độ nóng chảy cao trên 30000 độ C. Do được hàn bởi khuôn hàn nên có độ thẩm mỹ cao, đồng nhất về khối, không có khiếm khuyết dị tật. Ưu điểm của phương pháp này là tránh được sự ăn mòn điện hoá giữa các kim loại được nối với nhau, độ thẩm mỹ cao, khả năng tiêp xúc tốt và bền về cơ học.
Hệ thống tiếp địa thường được bố trí gần công trình. Sau khi hoàn thành hệ thống này sẽ được nối lên các kẹp nối để liên kết với hệ thống thu và dẫn sét.