Cọc tiếp địa là một phần không thể thiếu của hệ thống tiếp địa giúp làm tiêu tan tia sét và bảo vệ gia đình bạn trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, quá trình lắp đặt hệ thống chống sét nên sử dụng cọc tiếp địa có kích thước như thế nào và quy trình lắp đặt ra sao? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay.
Với vai trò là nhà thiết kế và cung cấp các giải pháp chống sét an toàn, Nam Quốc Thịnh sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên để có 1 cái nhìn tổng quát hơn.
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tiếp địa
Bước 1: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất
Xác định vị trí làm hệ thống tiếp địa.
Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất

Đóng cọc tiếp địa tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn.
Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.
Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
Hàn hóa nhiệt để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần.
Bước 3: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp địa
Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
Trên đây là các bước để có thể tiến hành lắp đặt được 1 hệ thống tiếp địa hoàn chỉnh với sản phẩm cọc tiếp địa. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm 1 sản phẩm cọc tiếp địa chất lượng, hãy đến với Nam Quốc Thịnh để được hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất.