Nhiều người cho rằng, nhà hay xung quanh khu vực chưa bao giờ bị sét đánh thì không cần quan tâm tới cách làm chống sét cho nhà ở. Đây quả là suy nghĩ sai lầm. Vì sét có thể đánh vào bất cứ khu vực nào, bất cứ nơi nào. Vì thế mỗi hộ gia đình đều nên lắp đặt hệ thống chống xét cho nhà ở và các gia chủ đều nên hiểu biết về cách làm chống sét cho nhà ở.
Để hạn chế những ảnh hưởng từ sét, nhiều người đã chọn giải pháp lắp đặt hệ thống chống sét và hệ thống tiếp địa chính là những bước đi đầu tiên.
Trong hệ thống tiếp địa, cọc tiếp địa chính là bộ phận quan trọng đảm nhiệm chất năng phân tán nguồn điện xuống đất.
Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012, trong đó:

Cọc tiếp địa loại thanh kim loại tròn phải có đường kính quy định bởi thiết kế, nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 16 mm nếu là điện cực thép và không được nhỏ hơn 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép hoặc là điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hoặc thép.
Cọc tiếp địa thép góc phải có chiều dày không nhỏ hơn 4mm, thiết bị này phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác.

Cọc tiếp địa loại ống kim loại phải có đường kính trong tối thiểu 19mm và chiều dày ống tối thiểu 2,45mm. Điện cực ống thép phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác và phải là loại ống rắn chắc.
Chống sét là hệ thống quan trọng mà mỗi gia đình đề nên có. Số tiền bạn tiết kiệm khi không làm hệ thống chống sét sẽ không thể bù lại so với số tiền thiệt hại nếu gia đình bạn bị sét đánh. Hãy xây nhà an toàn, bảo vệ bạn trước mọi biến cố, chứ đừng xây một ngôi nhà chỉ đơn thuần đủ che nắng che mưa.