Đặc điểm của cọc tiếp địa trong hệ thống chống sét

Cọc tiếp địa thoát sét

Việc trang bị, lắp đặt thiết bị chống sét và kim thu sét cho công trình không có nghĩa là hoàn toàn không bị tổn thất khi sét đánh, mà nhằm bảo đảm an toàn cho con người. Hệ thống chống sét hạn chế rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với công trình xây dựng đến mức thấp nhất cho phép.

Trong đó, tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nếu thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt, việc sét đánh gây hậu quả lớn hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuỳ thuộc vào yêu cầu tiếp địa và điện trở đất của công trình, chúng ta có thể xây dựng hệ thống tiếp địa chống sét an toàn. Một hệ thống tiếp địa thông thường bao gồm các cọc tiếp địa chôn sâu trong lòng đất ở một độ sâu nhất định. Các cọc được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống lưới tiếp địa có điện trở phù hợp với yêu cầu chống sét của từng công trình, nhà ở.

Cọc tiếp địa chống sét

Đặc điểm của cọc tiếp địa chống sét

Cọc tiếp địa được làm bằng vật liệu thép mạ đồng và đồng nên cứng, chắc, chịu được va đập mạnh, có thể dễ dàng đóng xuống đất bằng tay và búa tạ.

Đặc biệt, không bị rỉ sét, oxy hóa hay mài mòn theo thời gian.

Lớp mạ đồng bền ngoài của cọc thường rất sáng và bóng, khó trầy xước kể cả khi bị đóng.

Cọc tiếp địa chống sét được sản xuất đạt tiêu chuẩn BS 6651 : 1999.

Hai đầu cọc có ven răng tạo tiếp xúc liên kết khi bắt kẹp cọc và dây tiếp địa cũng như dễ dàng nối thêm chiều dài cọc bằng couling.

Độ dày trung bình lớp mạ đồng của cọc tiếp địa 250 micron.

Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của cọc tiếp địa cũng như hoàn thành hệ thống chống sét bạn cần sở hữu thêm một số phụ kiện: thanh đồng, kim chống sét, cáp đồng trần trong quá trình thị công. Hiện nay, các loại phụ kiện chống sét đang được Nam Quốc Thịnh phân phối có chất lượng tốt cùng với giá thành được đảm bảo.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liện hệ với chúng tôi:

Hotline: 0919 226 994 Mr Nam

Website: namquocthinh.com

Email: namquocthinh@gmail.com

Write a comment