Ngày nay, hệ thống chống sét được nhiều công trình xây dựng lắp đặt để bảo vệ an toàn cho mọi người, đồng thời cũng là một biện pháp để giúp các thiết bị điện tử không bị hư hại do sét. Để đem lại sự hoàn chỉnh nhất cho hệ thống chống sét, cọc tiếp địa là một phần không thể thiếu và nó được xem là bộ phận cốt lõi tạo nên hệ thống này.
Vậy, cọc tiếp địa là thiết bị như thế nào và vai trò của nó là gì?
Về bản chất, cọc tiếp địa là những thanh kim loại được người thi công cắm sâu vào đất. Công dụng chính của thiết bị này là chuyển toàn bộ lượng sét hay nói cách khác là toàn bộ điện năng thừa trong quá trình chống sét ra ngoài môi trường xung quanh để đảm bảo an toàn. Đây được xem là bộ phận quan trong không thể thiếu trong hệ thống chống sét.
Cọc tiếp địa có rất nhiều cách để phân loại như phân loại theo nguồn gốc xuất xứ, theo chất liệu…
Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
Hiện tại ở Việt Nam có hai nguồn cọc tiếp đất là từ Ấn Độ và của Việt Nam. Sản phẩm cọc tiếp địa của Ấn Độ có chất lượng tốt với 2 thương hiệu chính đó là cọc tiếp địa Axis và cọc tiếp địa Hex. Cọc tiếp địa Việt Nam được sản xuất ở trong nước với các đặc điểm và giá thành phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong nước và nổi bật là cọc tiếp địa thương hiệu Nam Quốc Thịnh.
Phân loại theo chất liệu
Có 3 chất liệu chính để sản xuất thiết bị chống sét này là đồng đặc nguyên chất, thép mạ kẽm và thép mạ đồng. Cọc từ đồng nguyên chất là loại cọc có tính năng tốt hơn 2 loại thép trên bởi tính dẫn điện của đồng tốt hơn thép.
Vai trò của cọc tiếp địa trong hệ thống chống sét
Như đã nói, cọc tiếp địa chính là một thiết bị cốt lõi và là nền móng trong hệ thống chống sét. Cọc tiếp địa chống sét được sử dụng lắp đặt trong các công trình tiếp địa, có tác dụng chống sét trực tiếp hoặc hệ thống chống sét lan truyền.
Bên cạnh đó, cọc tiếp địa mạ đồng cũng được sử dụng để lắp đặt bảo vệ tiếp mát đối với những hệ thống điện lưới lớn, yêu cầu độ an toàn cao như hệ thống điện lưới quốc gia, hệ thống đèn đường cao áp…
Sử dụng cọc tiếp địa chính là một biện pháp giúp bảo vệ tính mạng con người và tránh gây ra những hỏng hóc đối với các thiết bị điện tử.