Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hay xảy ra nhiều tình trạng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, lũ lụt, mưa đá… đặc biệt, hiện tượng sấm sét gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ đến người và tài sản.
Để hạn chết triệt để những hậu quả mà sấm sét gây ra, người ta đã bắt đầu sử dụng các hệ thống chống sét trong các dự án, công trình của mình.
Trong hệ thống chống sét, cọc tiếp địa chống sét chắc chắn không còn xa lạ với mọi người hiện nay. Nó có tác dụng đảm bảo an toàn cho người, tài sản của bạn tránh những rủi ro không đáng có của hiện tượng tự nhiên – “sét”.
Một hệ thống cọc tiếp địa cũng được ví giống như nền móng của một công trình, từng đó đã là quá đủ để biết bạn biết được tầm quan trọng của cọc tiếp địa. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cọc tiếp địa và phương pháp đóng cọc tiếp địa đúng cách, đảm bảo an toàn nhất.
Cọc tiếp địa là một phần không thể thiếu trong hệ thống chống sét, đây là thiết bị cuối của hệ thống chống sét giúp thoát sét xuống đất và triệt tiêu sét một cách tốt nhất.

Cọc tiếp địa là một điện cực có hình dạng bất kỳ (coc tiếp dia, ống, thanh, dây tiếp địa…) bằng chất liệu kim loại (sắt, đồng… ) hoặc phi kim loại cứng (than chì) có tính dẫn điện, được tiếp xúc trực tiếp với đất và tạo sự liên kết về điện với một điện trở xác định.
Người ta thường sử dụng cọc tiếp địa với 2 phương pháp : thả cọc (ở những nơi đất cứng hoặc có nhiều bê tông, đá bên dưới, người ta dùng cách thức là khoan rồi sau đó mới thả cọc xuống dưới. Với phương pháp này thường tốn nhiều chi phí.) và đóng cọc (dùng cho ở những nơi có mô đất mềm, sau đó chỉ việc dùng búa đóng xuống. Nên phương pháp này ít tốn kém chi phí hơn).
Đặc điểm của cọc tiếp địa chống sét:
- Cọc tiếp địa chống sét được làm bằng vật liệu thép mạ đồn và đồng nên cứng, chắc, đặc biệt không bị rỉ sét, oxy hóa hay mài mòn theo thời gian.
- Cọc tiếp địa chống sét được sản xuất đạt tiêu chuẩn BS 6651 : 1999
- Hai đầu cọc có ven răng tạo tiếp xúc liên kết khi bắt kẹp cọc và dây tiếp địa cũng như dễ dàng nối thêm chiều dài cọc bằng couling.
- Độ dày trung bình lớp mạ đồng của cọc tiếp địa 250 micron.
Ứng dụng của cọc tiếp địa chống sét:
Cọc tiếp địa dùng làm cầu đấu trung gian cho những thiết bị cần đấu nối tiếp địa. Một hoặc hai điểm bắt vào hệ thống tiếp địa còn điểm khác để chờ bắt dây tiếp địa của các thiết bị khác

Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của cọc tiếp địa cũng như hoàn thành hệ thống chống sét bạn cần sở hữu thêm một số phụ kiện: thanh đồng, kim chống sét, đầu dẫn cọc nối,… và một số loại kẹp.
Hiện Nam Quốc Thịnh đang cung các vật liệu hệ thống chống sét. Ngoài ra, chúng tôi còn sản xuất và phân phối các loại ống thép luồn dây điện và phụ kiện có chất lượng cao cùng với giá thành hợp lý.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NAM QUỐC THỊNH
Chuyên Ống luồn dây điện
Văn Phòng: 448/53 Phan Huy Ích, P12, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 6295 4820
Tư Vấn Và Giải Đáp Về Sản Phẩm
Hotline: Mr.Nam – Giám Đốc 0919 226 994
Fax: 028 6295 4820
Email: namquocthinh@gmail.com
Website: www.namquocthinh.com – www.namquocthinh.com.vn