Cấu trúc chung của hệ thống tiếp địa chống sét

Hệ thống tiếp địa thoát sét NQT

Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống chống sét nào. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nó đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các kim thu sét, các thiết bị bảo vệ xuống tổ đất tiếp địa công tác và tiêu tán năng lượng các xung này. Nếu hệ thống tiếp địa không tốt dẫn đến điện trở đất quá cao, việc sét đánh vào mạng điện, các loại dây dẫn gây hậu quả nghiêm trọng.

Vậy, một hệ thống tiếp địa hoàn chỉnh được cấu thành từ những bộ phận nào?

Cấu trúc chung của hệ thống tiếp địa chống sét

Một hệ thống tiếp địa thông thường bao gồm các cọc đồng hoặc cọc sắt mạ đồng được chôn sâu trong lòng đất. Tùy thuộc vào địa hình khác nhau mà độ sâu đóng các cọc khác nhau. Chiều dài của cọc tiếp địa thông thường 2.4m, phi 14 -16 – 20.

Cọc tiếp địa chống sét

Các cọc được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống lưới tiếp địa trong lòng đất, có điện trở phù hợp với yêu cầu chống sét của công trình, cọc có thể được chôn theo hình chữ M, tâm giác hoặc theo một đường thẳng, mỗi cọc cách nhau từ 3 – 5m.

Dùng các dây cáp đồng trần với tiết diện M70/M50 để nối với các cọc tiếp địa.

Dây thoát sét dùng cho hệ thống chống sét

Ngày nay, để đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống, liên kết giữa dây dẫn thoát sét với cọ tiếp địa thường sử dụng bằng phương pháp hàn hóa thay vì dùng kẹp nối hay hàn hơi như trước kia.

Để giảm tối đa điện trở cho hệ thống tiếp địa, đổ hóa chất tiệp địa GEM vào trong các hố sau khi chôn cọc xuống đất giữa rãnh chưa cáp liên kết tiếp địa.

Với tầm quan trọng của hệ thống tiếp địa, khi thi công hệ thống này, Quý khách hàng nên lựa chọn những sản phẩm tốt nhất tại Nam Quốc Thịnh để đảm bảo cho việc đầu tư được lâu dài và an toàn khi đưa vào sử dụng.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0919 226 994 Mr Nam

Website: namquocthinh.com

Email: namquocthinh@gmail.com

Write a comment