3 cách phân loại cọc tiếp địa phổ biến hiện nay

Cọc tiếp địa chính là thành phần không thể thiếu khi lắp đặt hệ thống chống sét. Đây là bộ phận được thi công đầu tiên, được coi là nền móng của một hệ thống chống sét hoàn hảo.

Vậy có những cách nào để phân loại cọc tiếp địa?

Để có thể phân loại được cọc tiếp địa, chúng ta thường dựa và nguồn gốc xuất xứ, theo chất liệu và cuối cùng là dựa vào hình dáng bên ngoài.

Dựa vào nguồn gốc xuất xứ thì tại Nam Quốc Thịnh hiện có 2 loại cọc tiếp địa chính là loại cọc nhập khẩu từ Ấn Độ và cọc được sản xuất trong nước.

Nếu phân loại cọc tiếp địa theo chất liệu thì có 3 chất liệu chính dùng để sản xuất thiết bị chống sét này:

Cọc tiếp địa mạ đồng

Đồng đặc nguyên chất: hàm lượng đồng từ 95-99%. Đây là loại cọc có chất lượng tốt nhất trên thị trường Việt nên giá thành trên mỗi đầu cọc cũng là cao nhất

Thép mạ đồng: hàm lượng đồng thấp, chỉ được phủ một lớp mỏng bên ngoài để tăng khả năng truyền dẫn sét, lõi bên trong làm bằng thép. Chất lượng của loại cọc này phụ thuộc vào cả đặc tính của lõi thép lẫn độ dày lớp mạ đồng

Thép mạ kẽm: thép chất lượng cao được chọn kỹ lưỡng rồi được nhúng vào bể kẽm nóng.

Phân loại cọc tiếp địa theo hình dạng thì hiện nay có 2 loại đó là cọc tiếp địa hình trụ tròn và thanh sắt hình V.

Cọc tiếp địa Việt Nam

Mỗi loại cọc tiếp địa lại có những ưu điểm khác nhau. Tùy vào tình hình tài chính mà chọn loại cọc cho thích hợp.

Cho dù là bất cứ loại cọc tiếp địa gì thì trong hệ thống chống sét, cọc tiếp địa nói chung có nhiệm vụ chuyển toàn bộ lượng sét hay chính xác hơn là lượng điện năng còn thừa trong quá trình chống sét ra môi trường đất xung quanh một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0919 226 994 – 0968 914 086 – 0968 724 639

Website: namquocthinh.com

Email: namquocthinh@gmail.com

Write a comment